Tìm Hiểu Về Quản Lý Giáo Dục

Rate this post

Khái niệm “Quản lý Giáo dục” hiện nay đang được nhiều người nói đến vì đây là một ngành có vai trò tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng cho công cuộc xây dựng nền giáo dục ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp, cũng như đáp ứng nhu cầu của cải cách giáo dục ngày nay. Bài viết hôm nay Luận Văn Thạc Sĩ sẽ mang tới những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé.

I. Khái niệm Quản lý giáo dục là gì?

quản lý giáo dục

Khái niệm quản lý giáo dục tương đối rộng và được trình bày theo nhiều quan niệm khác nhau. Theo định nghĩa của một số tác giả về quản lý giáo dục như sau: Theo M.I.Kondacop thì quản lý giáo dục được định nghĩa như sau:

“Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.”

II. Đặc điểm của Quản lý giáo dục

1. Đặc điểm riêng của quản lý giáo dục

  • Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành và đào tạo con người, đặc biệt là công việc sư phạm của mỗi giáo viên.
  • Quyền lực của nhà nước trong điều hành và quản lý giáo dục là điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thông qua quá trình xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện một số văn bản như luật, quy chế, quy định chuyên môn về sư phạm.
  • Sản phẩm giáo dục thường gắn liền với sự hình thành và phát triển nhân cách của người học. Vì vậy, công tác quản lý giáo dục cần tập trung phát hiện và ngăn chặn những sai sót có thể xảy ra.
  • Công tác quản lý giáo dục luôn đồng hành với việc xây dựng ý kiến ​​trong quần chúng nhân dân và xã hội.
  • Hoạt động quản lý giáo dục luôn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

2. Đặc điểm chung của quản lý giáo dục

  • Quản lý giáo dục vẫn được chia thành đối tượng quản lý và đối tượng được quản lý. Đối tượng quản lý của các cấp là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương. Quản lý là quan tâm đến nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kỹ thuật. Các hoạt động thực hiện thuộc chức năng giáo dục và đào tạo.
  • Việc quản lý giáo dục gắn liền với việc trao đổi các nguồn thông tin và có mối liên hệ ngược.
  • Quản lý giáo dục luôn phát triển theo những điều kiện thích ứng.
  • Quản lý giáo dục vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.
  • Việc quản lý giáo dục luôn gắn liền với quyền lực, lợi ích và danh tiếng.

đặc điểm của quản lý giáo dục

III. Vai trò của quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hoạt động cần thiết và mang nhiều vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Chính xác hơn:

  • Công tác quản lý giáo dục góp phần tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên và học sinh trong các tổ chức giáo dục. Khi có sự thống nhất cao thì tổ chức giáo dục mới đạt được hiệu quả tốt.
  • Giúp định hướng sự phát triển của một tổ chức giáo dục dựa trên việc xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức để đạt được một mục tiêu chung.
  • Phối hợp nhịp nhàng giữa giáo sư, giáo viên, học sinh, sinh viên và mọi nguồn lực của tổ chức (vật chất, tài chính, thông tin,…) để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đưa ra với hiệu quả cao nhất. Giúp các cơ sở giáo dục thích ứng với những thay đổi của môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng tối đa cơ hội và thách thức, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu được đầy đủ khái niệm, đặc điểm vài vai trò của Quản lý giáo dục. Hiện tại bên mình đang có nhận viết thuê luận văn với nhiều đề tài đa dạng khác nhau, nếu như bạn đang có nhu cầu muốn viết thuê luận văn thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn Thạc Sĩ nhé!!